Dịch tễ học Bệnh Dengue

Lịch sử

Dịch sốt dengue trên toàn thế giới, 2006. Đỏ: dịch dengue. Xanh: Aedes aegypti.

Những vụ dịch đầu tiên được ghi nhận xảy ra vào những năm từ 1778-1780 ở châu Á, châu PhiBắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời của các vụ dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng như vector truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới đã từ hơn 200 năm trước. Trong thời gian này Dengue chỉ được xem là bệnh nhẹ. Một vụ đại dịch Dengue xuất hiện ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đó lan rộng trên toàn cầu. Cũng ở khu vực Đông Nam Á, Dengue lần đầu tiên được phát hiện ở Philippines vào năm 1950 nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em trong vùng này (1).

Phân bố bệnh Dengue trên thế giới năm 2000

Xu hướng

Tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bệnh này hiện đã trở thành dịch tại trên 100 quốc giachâu Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Đông Nam ÁTây Thái Bình Dương. Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia có dịch lưu hành. Con số này tăng lên gấp hơn 4 lần vào năm 1995. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 50 đến 100 triệu người mắc bệnh. Không chỉ có số trường hợp mắc bệnh gia tăng mà khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng ngày càng đáng báo động. Sau đây là một vài con số thống kê khác (3)(4):

  • Trong vụ dịch, tỉ lệ mắc bệnh ở những đối tượng nhạy cảm thường là 40-50% nhưng cũng có thể cao đến 80-90%.
  • Mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp Sốt xuất huyết Dengue cần nhập viện, phần lớn trong số đó là trẻ em. Tỉ lệ tử vong chung vào khoảng 2,5%.
  • Nếu không được điều trị, tỉ lệ tử vong của Sốt xuất huyết Dengue có thể vượt quá 20%. Với phương thức điều trị tích cực hiện đại, tỉ lệ tử vong có thể thấp hơn 1%.

Muỗi Aedes

Người nhiễm virus Dengue do muỗi cái thuộc giống Aedes đốt. Muỗi Aedes aegypti là vector truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Người là ổ chứa virus chính ngoài ra người ta mới phát hiện ở Malaixia có loài khỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới cũng mang virus Dengue.Aedes aegypti có nguồn gốc từ châu Phi. Loài muỗi này dần dần lan tràn ra hầu hết các khu vực có khí hậu nhiệt đới đầu tiên là nhờ tàu thuyền và sau đó có thể cả máy bay nữa (5). Ngày nay có hai dưới nhóm của Aedes aegypti là Ae. aegypti queenslandensis, một dạng hoang dã ở châu Phi không phải là vector truyền bệnh chính và Ae. aegypti formosus là muỗi sống ở khu vực đô thị vùng nhiệt đới và là vector truyền bệnh chính. Trong quá khứ, muỗi Aedes aegypti phải nhờ vào các vũng nước mưa để đẻ trứng. Tuy nhiên ngày nay quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ồ ạt đang cung cấp cho muỗi những hồ nước nhân tạo để muỗi đẻ trứng dễ dàng hơn nhiều.

Aedes albopictus trước đây là vector truyền bệnh chính của Dengue và hiện nay vẫn còn là vector quan trọng ở châu Á. Loài muỗi này gần đây đã lan tràn đến khu vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ và tại đây muỗi này là vector truyền bệnh quan trọng thứ hai. Trong khi muỗi Ae. aegypti formosus chủ yếu sống ở khu vực đô thị thì muỗi Aedes albopictus lại cư trú chủ yếu ở vùng nông thôn. Muỗi Aedes aegypti không truyền virus cho trứng trong khi muỗi Aedes albopictus thì có khả năng này (5).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bệnh Dengue http://www.medstudents.com.br/dip/dip3.htm http://www.diseasesdatabase.com/ddb3564.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic124.htm http://www.emedicine.com/med/topic528.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=061 http://www.bc.edu/schools/cas/biology/research/ins... http://www.cdc.gov/ncidod/dvbid/dengue/ //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2021/MB_cgi?mode=&term=... http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/00... http://patient.info/doctor/dengue-fever-pro